Dục Thúy Sơn – hòn ngọc xanh giữa lòng thành phố Ninh Bình

654

“ Nước non Non Nước như thơ

Ai về Dục Thúy chẳng ngơ ngẩn lòng

Trên thì núi, dưới thì sông

Cúc vàng còn đó, hương nồng còn đây”

Đây là bài thơ nổi tiếng về núi Non Nước của Ninh Bình. Đây cũng là một trong những địa danh nổi tiếng của Ninh Bình. Về với Ninh Bình, bạn sẽ có cơ hội dể chiêm ngưỡng “ cửa biển có non tiên” của Ninh Bình!

ninh binh

Núi Non Nước nằm trên ngã ba sông Vân và sông Đáy, núi nằm giữa cầu Non Nước – cầu Ninh Bình. Vị trí núi ở cửa ngõ phía đông của thành phố. Lên tới đỉnh Non Nước, bạn sẽ đi qua 72 bậc cầu thang đá với 5 cấp.

Núi Dục Thúy được dòng sông Vân bao bọc 3 mặt. Lối vào núi chính là cây cầu nối liền với đất liền. Mỗi năm dòng sông có những lớp sóng vỗ về núi Dục Thúy. Sự vỗ về ấy tạo thành một vòm đá rộng, che kín một góc sống Vân. Đây cũng là một trong những địa điểm tránh mưa cho tàu thuyền rất tốt.

ninh binh

Đặc biệt, nơi đây cũng là một trong những điểm đến của rất nhiều tao nhân mặc khách như: Trương Hán Siêu, Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông, Thiệu Trị, Tự Đức, Phạm Sư Mạnh, Tản Đà, Trần Anh Tông, Phạm Sư Mạnh, Nguyễn Trãi, Phan Huy Ích, Ngô Thì Nhậm, Ninh Tốn, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Phạm Văn Nghị…

Người đặt tên cho núi Dục Thúy chính là Trương Hán Siêu. Ông cũng là người có bài thơ khắc vào núi. Đây cũng là nơi chứng kiến sự chuyển giao của lịch sử nước Việt Nam: Hoàng hậu Dương Vân Nga – nhà Đinh trao Long Bào cho tướng Lê Hoàn chống lại giặc Tống.

ninh binh

Trong thời kỳ chiến tranh, nơi đây cũng là một trong những nút thắt giao thông quan trọng. Dọc đường đi lên đỉnh núi, bạn sẽ nhìn thấy dấu vết của một thời bom đạn nước Việt. Trên đỉnh núi, tượng đài Lương Văn Tụy – người thanh niên cộng sản trẻ vượt bom đạn để chiến đấu chống lại quân thù.

Đây cũng là nơi thượng tá Giáp Văn Khương đã nhảy xuống sông Đáy để trốn thoát khỏi sự truy bắt của quân Pháp trong chiến dịch Quang Trung của quân đội nhân dân Việt Nam mở năm 1951.

ninh binh

Tới với Núi Non Nước bạn có thể thưởng thức những địa danh tuyệt vời:

ninh binh

  • Nghinh phong các – lầu đón gió ở giữa đỉnh núi. Lầu được xây dựng từ thế kỷ XIV. Nơi đây còn có ngon tháp Linh Tế – xây dựng năm 1091 thời nhà Lý.

ninh binh

  • Tượng đài Lương Văn Tụy – chiến sĩ cách mạng thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Anh là người làng Lũ Phong, xã Quỳnh Lưu, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Năm 1932 anh hy sinh khi làm nhiệm vụ. Lúc đó, anh vừa tròn 18 tuổi. Tên của anh được đặt tên đường và là tên cho một trường trung học nổi tiếng tại Ninh Bình: Trường Trung học phổ thông chuyên Lương Văn Tụy.

ninh binh

  • Đền thờ Trương Hán Siêu tại chân núi thuộc công viên Dục Thúy Sơn. Đền được thiết kế theo kiểu chữ Đinh: 3 gian Bái Đường, 2 gian Hậu cung. Trên nóc đền được thiết kế 2 con rồng chầu mặt nguyệt. Mặt tiền có tấm đại tự: Trương Thăng Phủ Tư.

ninh binh

  • Chùa Non Nước nằm ngay dưới chân núi được xây dựng thời vua Lý Nhân Tông. Vào thế kỷ XIII, tháp được tác thành chùa và tháp. Sau đó tháp Linh Tế bị đổ vỡ vào thời Trần. Năm 1337 tháp được xây dựng lại bởi trụ trì – nhà sư Trí Nhu. Nhưng vào cuối thời Hậu Lê, tháp Linh Tế bị đổ vỡ.

ninh binh

  • Động Thủy Thần nằm bên sườn núi Non Nước được gắn liền với câu truyện con Vua Thủy Tề lấy chàng đánh cá.

ninh binh

  • Công viên Thúy Sơn được UBND thành phố Ninh Bình giao cho Công ty Môi trường và Dịch vụ đô thị trực tiếp quản lý, khai thác, tổ chức các dịch vụ phục vụ tham quan, tín ngưỡng, vui chơi, giải trí trong công viên. Đây cũng là một nơi nghỉ ngơi cho du khách khi thăm quan núi Non Nước!